1. Mẫu Đơn xin giãn nợ ngân hàng hiệu quả, được dùng phổ biến nhất
Mẫu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày …… tháng …… năm …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ
Kính gửi: Ngân hàng …..
I. Thông tin khách hàng và khoản vay
Tên tôi là | : | |
CMND số | : | |
Ngày cấp | : | |
Nơi cấp | : | |
Và vợ là | : | |
CMND số | : | |
Ngày cấp | : | |
Nơi cấp | : | |
Địa chỉ thường trú | : | |
Chỗ ở hiện tại | : |
Tháng…… năm ……, vợ chồng tôi (sau đây gọi chung là chúng tôi) có vay vốn tại Ngân hàng ………….. theo Hợp đồng tín dụng số …………… ngày …………. với số tiền vay là: ……………….VND (Bằng chữ: …………. đồng Việt Nam), với thời hạn vay vốn là ……. tháng và lãi suất là …….%/năm. Trong đó, tài sản thế chấp của chúng tôi bao gồm:
– Tài sản 1: ………………………………… Chủ tài sản là: ………………….. Định giá tài sản là: ……..VND (Bằng chữ: ………. đồng Việt Nam).
– Tài sản 2: ……………………………………. Chủ tài sản là: ………………….. Định giá tài sản là: ……. VND (Bằng chữ: ………..đồng Việt Nam).
Theo đó, lịch trả nợ hiện tại (trước khi đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ) giữa chúng tôi và Ngân hàng………… theo Hợp đồng tín dụng như sau:
Số Hợp đồng | Ngày đến hạn trả nợ gốc |
II. Nguyên nhân đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Căn cứ Điều 19 Thông tư 36/2019/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau:
“Điều 19. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
[…]2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.”
Theo quy định nêu trên, chúng tôi mong muốn được xem xét hỗ trợ về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phù hợp với nguồn trả nợ của chúng tôi ở thời điểm hiện tại. Bởi một số lý do như sau:
– Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn
Theo Hợp đồng tín dụng …………. ngày …….. mà chúng tôi đã ký kết với Ngân hàng có nêu rõ mục đích vay để ………….
Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, việc kinh doanh của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn nghiêm trọng bao gồm: số lượng đơn hàng của sụt giảm nhiều, doanh thu không ổn định, đối tác thường xuyên nợ tiền hàng.
Vậy nên, sau khi được Ngân hàng đồng ý về việc cho vay vốn tôi đã rất hy vọng sẽ khôi phục lại tình hình kinh doanh giống như trước khi đại dịch xảy ra.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi so với trước khi vay vốn.
– Thứ hai, khoản vay của chúng tôi là khoản vay có tài sản bảo đảm
Như trên đã đề cập, khoản vay của chúng tôi là khoản vay có tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa, tài sản này cũng là phần tài sản lớn nhất của chúng tôi và hiện tại đang được chúng tôi sử dụng trực tiếp vào việc kinh doanh. Cho nên, việc trả nợ chậm thời hạn như đã thỏa thuận với Ngân hàng là điều chúng tôi không muốn xảy ra và ngân hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính khả thi của việc thu hồi nợ trong tương lai. Bởi chúng tôi hiểu rõ việc trả nợ chậm thời gian quy định có hậu quả pháp lý và ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh.
– Thứ ba, chúng tôi vẫn luôn chấp hành tốt nghĩa vụ của mình
Trước khi khoản vay bị quá hạn thì chúng tôi đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận với ngân hàng. Cụ thể, hàng tháng chúng tôi luôn trả tiền gốc, lãi đúng thời gian quy định, cung cấp đầy đủ giấy tờ, thông tin liên quan đến khoản vay.
– Thứ tư, chúng tôi vẫn rất thiện chí hợp tác trong việc trả nợ
Khi khoản vay bị quá hạn, cũng như chúng tôi biết chưa đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ của mình và được chuyên viên Ngân hàng liên hệ làm việc chúng tôi đã rất hợp tác, không có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thanh toán. Đồng thời, chúng tôi cũng thể hiện rõ mong muốn của bản thân được trả khoản vay theo đúng thời gian mà các bên đã thỏa thuận nhưng vì những lý do khách quan nêu trên cho nên mới dẫn đến tình trạng chậm thời hạn quy định.
– Thứ năm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ là một chủ trương được Nhà nước khuyến khích
Nhằm hỗ trợ những khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, … đã ban hành rất nhiều văn bản đề nghị, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhanh chóng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN; Công văn số 5310/BTC-TCT của Bộ Tài Chính; Thông báo số 135a/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ; Công văn số 2977/NHNN-TD và số 676/NHNN-CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; …).
Vì vậy, thiết nghĩ, việc Ngân hàng cho phép chúng tôi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản vay nói trên là một việc làm hợp ý Đảng, lòng dân và mang tính nhân văn, thiết thực lớn đối với cộng đồng khách hàng nói chung và với chúng tôi nói riêng, góp phần chung sức đồng lòng khắc phục hậu quả nghiêm trọng của Đại dịch Covid-19 gây ra.
III. Nguồn trả nợ dự kiến
Trong quá trình đề nghị Ngân hàng hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì chúng tôi cũng đã vạch ra chiến lược kinh doanh mới, nguồn doanh thu trong thời gian tới để đảm bảo trả nợ theo đúng thời hạn (sau khi được chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ). Đây vừa là mục tiêu của chúng tôi và cũng để Ngân hàng thấy được thiện chí, khả năng trả nợ của chúng tôi trong thời gian tới, cụ thể như sau:
– Kinh doanh ổn định, nguồn thu dự kiến là:
– Thu hồi vốn, tiền hàng từ các đối tác đang còn nợ.
IV. Chi tiết đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay
Số tiền đề nghị cơ cấu lại: ……………đồng (…….. đồng Việt Nam). Thời gian đề nghị cơ cấu lại: … tháng từ ngày tới hạn trả nợ khoản vay, với mức lãi suất không thay đổi là ……%/năm. Cụ thể, lịch trả nợ dự kiến (sau khi đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ được chấp thuận) như sau:
Số Hợp đồng | Ngày đến hạn trả nợ gốc |
…/…/… | |
…/…/… |
Chúng tôi cam kết:
– Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng…… và pháp luật đối với các thông tin do chúng tôi cung cấp tại Đơn đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ là hoàn toàn đúng sự thật.
– Tiếp tục thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và cam kết thỏa thuận giữa chúng tôi và Ngân hàng…….. theo Hợp đồng tín dụng số ……….. ngày ………..
– Thanh toán đầy đủ gốc, lãi theo lịch trả nợ mới được Ngân hàng………. phê duyệt.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Mẫu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ
Kính gửi: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG………………………
Tên người vay: ……………
Nợ vay NH số tiền:…………
Hợp đồng tín dụng số:…….ngày……tháng…….năm……..
Đã trả nợ được, số tiền gốc:…..số tiền lãi:………..
Còn nợ lại………
Hạn phải trả vào ngày……tháng…….năm……..
Lý do chậm trả:
– ……………………………………………….
– ……………………………………………….
– ……………………………………………….
Đề nghị chi nhánh NH …..gia hạn:
– Số nợ gốc đến ngày……tháng…….năm……..
– Số nợ lãi đến ngày……tháng…….năm……..
Chúng tôi xin cam kết trả đúng hạn trên.
Người vay
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHẦN PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG
1- Ý kiến của cán bộ tín dụng:
Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng, tôi thấy nguyên nhân khách hàng không trả được nợ là do:
– ……………………………………………….
– ……………………………………………….
Đề nghị cho gia hạn/Không cho gia hạn:
– Số tiền gốc:……… thời hạn: ……..tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
– Số tiền lãi: ………thời hạn: ………tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
CÁN BỘ TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
2- Ý kiến của Phòng tín dụng:
Qua xem xét thực tế và nội dung trình bày trong giấy đề nghị gia hạn nợ của khách hàng và ý kiến của cán bộ tín dụng, tôi đồng ý/không đồng ý:
Đề nghị Giám đốc cho gia hạn/Không cho gia hạn:
– Số tiền gia hạn: ………
+ Gốc: ……… thời hạn: ………tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
+ Lãi: ……… thời hạn: ………tháng; hạn trả cuối cùng vào ngày……tháng…….năm……..
TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC
Ngày……tháng…….năm……..
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…. tháng…. năm….
ĐƠN XIN GIÃN NỢ
(V/v: xin giãn nợ ngân hàng)
Kính gửi: – Giám đốc chi nhánh ngân hàng……….- Chi nhánh…………
Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid – 19;
Căn cứ Hợp đồng cho vay tín dụng số……ngày… tháng… năm…
Tôi tên là:………………… Sinh ngày:………………
Chứng minh nhân dân:…………… Nơi cấp:……………. Ngày cấp:…………..
Địa chỉ thường trú:………………………
Nơi ở hiện nay:…………………………
Số điện thoại:…………………….
Tôi làm đơn này xin trình bày với quý ngân hàng một việc như sau:
Vào ngày… tháng… năm…, tôi có ký kết một hợp đồng cho vay với ngân hàng………. tại chi nhánh…….. Trong hợp đồng, tôi vay ngân hàng số tiền……… với lãi suất cho vay là…………, chính sách trả trong vòng…….
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trả nợ từ ngày…… tháng…… năm..… đến ngày..… tháng..… năm….., dịch Covid – 19 đã bùng phát và lan rộng cùng với đó là giai đoạn cách ly xã hội, phòng chống Covid. Dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của gia đình tôi và thu nhập bị sụt giảm dẫn tới việc gia đình tôi gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2021 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
“Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Phát sinh trước ngày 01/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.
3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản này;
b) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020;
c) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021;
d) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 07/9/2021.
4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19….”
Do dịch bệnh, đột nhiên mất khả năng trả nợ đúng hạn khi nguồn thu nhập giảm nên tôi làm đơn này kính xin quý ngân hàng:
– Xem xét và đánh giá lại khả năng trả nợ của gia đình tôi
– Hỗ trợ giãn nợ từ ngày… tháng… năm… tới ngày… tháng… năm… và áp dụng thời gian đáo hạn…..
Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên đều là đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo – Hợp đồng cho vay tín dụng số….. – Báo cáo tài chính (kết quả kinh doanh)…… |
Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn cách viết lý do xin giãn nợ ngân hàng sao cho hợp lý
Để việc xin giãn nợ đạt được hiệu quả, người làm đơn cần có những lý do thuyết phục, hợp lý, mang tính khách quan và đúng sự thật.
Một số lý do thường được dùng để xin gia hạn nợ hiệu quả như:
– Do hoàn cảnh bản thân và gia đình đang gặp nhiều khó khăn.
– Do một số nguyên nhân khách quan khác:
- Ảnh hưởng từ các văn bản của nhà nước ban hành;
- Ảnh hưởng từ các sự kiện bất khả kháng như: Dịch bệnh, thiên tai, tai nạn,…
Cũng cần lưu ý rằng, khi đưa ra các lý do xin giãn nợ nêu trên, người làm đơn phải đồng thời cung cấp các giấy tờ, văn bản kèm theo để chứng minh.
3. Những điều cần biết về cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ căn cứ vào:
– Đề nghị của khách hàng;
– Khả năng tài chính của tổ chức tín dụng;
– Kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Cụ thể:
– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
– Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp.